Chào mừng đến với Thegioimayphatdien.vn

Monday - Sun: 8:00 AM to 7:00 PM

  • VPGD:

    Số 20- Ngõ 132/64 - Khương Trung - Thanh Xuân - Hà Nội

  • Gọi tư vấn

    0962005888 - 0936012010

7 Lý do cần bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện

7 Lý do cần bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện

Bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện là việc làm rất cần thiết đối với mọi cơ quan, đơn vị, gia đình đang sử dụng máy phát điện dự phòng. Việc bảo dưỡng định kỳ giúp kiểm tra tình trạng của máy phát điện, đảm bảo rằng các bộ phận hoạt động đúng cách, không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài như bụi bẩn, độ ẩm hay ăn mòn. Nó cũng giúp thay thế các bộ phận hao mòn để tránh gây ra các sự cố hoạt động và giảm thiểu nguy cơ hỏng hóc bất ngờ.

Sau đây là 7 lý do cần bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện và quy trình kiểm tra bảo dưỡng, bảo trì máy phát điện đúng cách.

bảo trì máy phát điện

7 Lý do cần bảo trì, bảo dưỡng máy phát điện

  1. Phát hiện và sửa chữa kịp thời các sự cố khi tình trạng động cơ máy phát điện trở nên phức tạp hơn và máy có khả năng không sử dụng được khi nguồn điện lưới bị cúp.
  2. Đảm bảo hiệu suất vận hành của máy, tránh các lỗi phát sinh vặt.
  3. Đảm bảo máy vận hành chức năng và ổn định các bộ phận bên trong máy (lọc dầu, hệ thống bôi trơn, hệ thống lọc gió,..)
  4. Ngăn chặn được các tác hại gây ra cho sức khỏe con người như ngạt khí CO2 do máy vận hành không đúng chức năng.
  5. Tăng hiệu suất và ngăn ngừa các vấn đề nhiên liệu.
  6. Kéo dài tuổi thọ, độ bền của máy.
  7. Tối ưu chi phí và phát sinh cho hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa.

Quy trình kiểm tra bảo dưỡng, bảo trì phần động cơ

  1. Kiểm tra và vệ sinh phin lọc dầu bôi trơn, thực hiện thay dầu máy phát 200 giờ/lần.
  2. Chạy thử máy phát trong điều kiện có tải và không tải.
  3. Kiểm tra thay dầu bôi trơn nếu thấy cần thiết.
  4. Kiểm tra mức dầu bôi trơn bằng thước thăm dầu.
  5. Kiểm tra rò rỉ nước làm mát, dầu bôi trơn và nhiên liệu.
  6. Ghi thông số áp suất dầu bôi trơn và nhiệt độ nước làm mát.
  7. Kiểm tra ắc quy và bộ nạp ắc quy
  8. Kiểm tra mức nước làm mát.
  9. Kiểm tra phin lọc không khí xem có bị tắc nghẽn không.
  10. Xả nước, cặn bẩn đáy thùng nhiên liệu.
  11. Kiểm tra hệ thống cấp nhiên liệu
  12. Kiểm tra hệ thống gió thải.
  13. Vệ sinh toàn bộ máy phát.
  14. Kiểm tra tất cả các dây đai.
  15. Kiểm tra motor khởi động.
  16. Kiểm tra và vệ sinh phin lọc
  17. Thay phin lọc nhiên liệu nếu cần thiết.
  18. Xả khí hệ thống nhiên liệu.
  19. Kiểm tra đường dầu bôi trơn cho tubor tăng áp.
  20. Kiểm tra rò rỉ của hệ thống dẫn khí.
  21. Kiểm tra khe hở xupap nếu cần thiết.
  22. Kiểm tra, vệ sinh vòi phun nếu cần thiết.
  23. Kiểm tra tình trạng làm việc của tubor.
  24. Thay phin lọc không khí.
  25. Vệ sinh hệ thống làm mát, thay nước làm mát sau 2 năm.
  26. Kiểm tra và hiệu chỉnh bộ điều tốc nếu cần thiết.
  27. Siết chặt lại bu lông ốc vít
  28. Kiểm tra hệ thống bảo vệ an toàn của máy.
  29. Kiểm tra bộ giảm chấn và các khớp nối.
  30. Kiểm tra các phụ kiện của máy.

Kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng đầu phát

  1. Ghi chỉ số điện áp, dòng điện và tần số.
  2. Kiểm tra bộ kích từ
  3. Kiểm tra bộ tự động điều chỉnh áp
  4. Kiểm tra và siết chặt các chỗ nối.

Kiểm tra bảng điều khiển và các thiết bị phụ

  1. Kiểm tra các chức năng của bảng điều khiển
  2. Kiểm tra các thiết bị phụ trợ
  3. Kiểm tra mạch cấp nguồn.
  4. Kiểm tra các thiết bị đo và chỉ thị.
  5. Kiểm tra thức tự pha.
  6. Vệ sinh bảng điều khiển.
  7. Kiểm tra độ cách điện của củ phát.
  8. Sấy củ phát điện nếu cần thiết.
  9. Vệ sinh toàn bộ máy
  10. Kiểm tra bộ chuyển nguồn tự động ATS.
  11. Sơn lại các vết sơn bị bong tróc, gỉ sét trong buồng và thân máy phát.

Một số lưu ý khi kiểm tra bảo dưỡng, bảo trì máy phát

Trên đây là quy trình kiểm tra bảo dưỡng máy phát điện, tuy nhiên tùy vào từng hệ thống máy phát điện mà bạn có thể thêm bớt các quy trình kiểm tra cho hợp lý, nhưng vẫn phải lưu ý:

  • Chỉ khi sự kiểm tra cho thấy máy đang ở tình trạng hoàn hảo và sẵn sàng làm việc thì mới cho khởi động máy phát điện.
  • Khi sử dụng máy phát điện “đề ” bằng không khí nén phải tuân theo: “Quy định an toàn lao động khi vận hành máy phát điện nén khí “.
  • Đối với máy phát điện công nghiệp phải nắm vững sơ đồ cung cấp điện do trạm phụ trách, quy trình vận hành đường đi và quy trình kỹ thuật an toàn điện.
  • Nhật ký vận hành, sơ đồ phải được ghi chép đầy đủ.
  • Nếu là máy công nghiệp công suất lớn phải treo biển “Không nhiệm vụ cấm vào trạm” ở cửa ra vào.
  • Khi kích thích máy phát phải làm từ từ. Không được vội vàng bằng cách xoay dần núm điều chỉnh điện áp cho đến khi điện áp đạt trị số định mức (nếu điều chỉnh bằng tay).
  • Việc tăng tải cho máy cũng phải làm từ từ tránh cho nhiệt độ máy đột ngột tăng lên làm hư hại máy.
  • Khi máy đang hoạt động cấm tuyệt đối lau chùi điều chỉnh bộ phận quay, vô dầu mỡ…, chỉ được làm việc trên khi máy đã ngừng hẳn chuyển động.

Trên là những lý do tại sao cần bảo trì máy phát điện và các trình tự kiểm tra, bảo trì động cơ, đầu phát của máy phát. Hy vọng, những thông tin trên hữu ích và phần nào đó giúp bạn có thể tự kiểm tra bảo dưỡng máy phát điện của mình hay có thể tìm ra những sự cố mà máy đang gặp phải để có phương án sửa chữa hợp lý.

Nếu bạn đang quan tâm hoặc có nhu cầu mau máy phát điện Hyundai, vui lòng liên hệ ngay đến công ty chúng tôi để được tư vấn và báo giá tốt nhất.

Bình luận

VNPRO

Bảo Hoàng – 12/12/2022

Dòng máy Cumin dùng có ổn áp không ad

VNPRO

Khánh Đỏ – 03/01 /2023

Bên add cso nhập khẩu được máy phát điện chạy dầu Trung Của không??.

VNPRO

Lê Đức Anh – 10/3/2023

Bên add cso nhập khẩu được máy phát điện chạy dầu Trung Của không??.

VNPRO

Nguyễn Nhật Phi – 11/5/2023

Giá ngon lành nhất khu vực miền bắc rồi???.

Bình luận

Họ Tên*

Email*

Nội dung*

Có bất kỳ nhu cầu mua, bán hoặc cần tư vấn về máy phát điện công nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi !

VNPRO
Hotline: 0962005888
VNPRO Chat FB với chúng tôi
VNPRO
"> ');